Đây là câu tụi tôi hay vỗ ngực đùa với nhau những năm cuối phổ thông. Khi
ấy, chúng tôi đã hóa từ trẻ trâu thành ngưu ma vương, vị thần trấn giữ mấy ngọn núi lửa của Tây Nguyên đại ngàn, trải qua bao phen sống dở chết dở và tự phong mình thành thần thánh.
Câu đấy, đéo phét tí nào, chẳng có bọn nào nửa đêm cheo leo khắp mấy cái sân thượng nhà cao tầng của thành phố. Tụi thằng Bảo thằng Thành còn đéo thèm đi cầu thang, trèo lên bằng đường giàn giáo, sử dụng kỹ năng Parkour “tự học” như một chứng nhận: Dù cái giàn giáo này có sập bố cũng chẳng thể nào chết được. Trong khi ngày thường các chú công nhân không dây bảo hiểm, đồ bảo hộ thì chí ít cũng có cái mũ cối, còn bọn tôi, tuyệt nhiên không cần gì.
Cũng chả có “quái xế” nào chạy đường đèo lên Đà Lạt mà phóng tầm 80km/h, ôm cua phải đủ bài một vòng 180 độ có lẻ, xe phải nghiêng góc 45 so với mặt đường, thấy 2 xe đi song song mà không lách là không được, còn hào khí phải cất lên đủ “nối vòng tay lớn” mới dừng. Chưa hết, Tôi biết phượt thủ đất nước này ở đâu chẳng có, nhưng làm gì có mấy ai dám đêm hôm vào rừng cắm trại, hay ra giữa đồng không mông quạnh dựng lều chỉ bằng vài cái cọc mang theo và 1 tấm bạt nhỏ chừng 1m2 đua vội ở nhà?
Câu đấy, đéo phét tí nào, chẳng có bọn nào nửa đêm cheo leo khắp mấy cái sân thượng nhà cao tầng của thành phố. Tụi thằng Bảo thằng Thành còn đéo thèm đi cầu thang, trèo lên bằng đường giàn giáo, sử dụng kỹ năng Parkour “tự học” như một chứng nhận: Dù cái giàn giáo này có sập bố cũng chẳng thể nào chết được. Trong khi ngày thường các chú công nhân không dây bảo hiểm, đồ bảo hộ thì chí ít cũng có cái mũ cối, còn bọn tôi, tuyệt nhiên không cần gì.
Cũng chả có “quái xế” nào chạy đường đèo lên Đà Lạt mà phóng tầm 80km/h, ôm cua phải đủ bài một vòng 180 độ có lẻ, xe phải nghiêng góc 45 so với mặt đường, thấy 2 xe đi song song mà không lách là không được, còn hào khí phải cất lên đủ “nối vòng tay lớn” mới dừng. Chưa hết, Tôi biết phượt thủ đất nước này ở đâu chẳng có, nhưng làm gì có mấy ai dám đêm hôm vào rừng cắm trại, hay ra giữa đồng không mông quạnh dựng lều chỉ bằng vài cái cọc mang theo và 1 tấm bạt nhỏ chừng 1m2 đua vội ở nhà?
Thật! Chúng tôi đã từng yêng hùng như vậy đấy |
Đấy, chơi ngu bao lần nhưng chúng tôi vẫn còn sống. Thế là đủ để chúng tôi
vỗ ngực tự xưng mình bất tử rồi. Cái thời ấy, chúng tôi vẫn có cái suy
nghĩ: “Chuyện tai nạn chết chóc ấy à? Đéo phải chuyện của mình”.
Cho đến 20 tháng 11 năm 2013, năm nhất đại học, Tôi, Sạch và Triết nghe lời xúi quẩy của thằng Bảo, chèo một con thuyền thủng ra giữa hồ Eak’Nhái.Thuyền vừa xa bờ thì lật. Tôi còn nhớ như in cảm giác mình thụt sâu người xuống nước, mắt nhòa đi, rồi lúc tôi bám lấy thằng sạch và dìm đầu nó xuống nước, tôi nhớ thằng Triết cắn răng đẩy tôi về phía con thuyền. Khi ấy tôi gần như đã chết
Cho đến 20 tháng 11 năm 2013, năm nhất đại học, Tôi, Sạch và Triết nghe lời xúi quẩy của thằng Bảo, chèo một con thuyền thủng ra giữa hồ Eak’Nhái.Thuyền vừa xa bờ thì lật. Tôi còn nhớ như in cảm giác mình thụt sâu người xuống nước, mắt nhòa đi, rồi lúc tôi bám lấy thằng sạch và dìm đầu nó xuống nước, tôi nhớ thằng Triết cắn răng đẩy tôi về phía con thuyền. Khi ấy tôi gần như đã chết
Tôi còn nhớ rõ, 6h30 phút tối chạy về thành phố sau cơn thập tử nhất sinh, gió Ban Mê đầu Đông cắt sâu vào da thịt, chúng tôi gào lên với nhau: “Sống rồi”, răng còn đánh lập cập vì lạnh. Chiếc bánh Paparoti đầu tiên tôi ăn ở Coopmart cây số 3, tôi cả đời không quên được. Cái hơi ấm mang một thông điệp gì đó rất “con người”. Tuổi trẻ bồng bột của tôi cũng xem như tạm dừng ở một kỉ niệm khó quên như vậy.
Tôi nhận ra rằng, chẳng ai nói trước được điều gì trong đời cả. Bất cứ ai, bất cứ lúc nào, cũng có thể trở thành một nhân vật chính trong câu chuyện buồn nào đó.
Hôm nọ tôi viết cái note lẩu bò và lòng lợn, kể chuyện nhậu với mấy người làm nghề đi rừng ở tù về, có gặp thằng Đô, em
anh Bắc đại, tốt tính, nhiệt tình nhưng trẻ con, thích chửi thề và đặc biệt uống rất được. Cách đây 1 tháng, Bảo gọi tôi, nói Đô nó sắp bị tử hình rồi, vì đánh nhau
sao chém đứt đầu người ta. Tôi lặng đi. Mạng sống con người sao mong manh quá.
Rồi có bạn gái nói thích tôi, tôi cố tình giả lơ. Đến tháng trước thì bạn mất, có cô em
inbox tôi báo tin, kể chuyện của bạn. Chẳng phải việc của mình nhưng tôi vẫn thấy sao cứ khó chịu trong lòng.
Chứng kiến mấy chuyện như vậy phải nói đến thằng Hiếu hồi cùng nhà tôi, nó đi chạy đường dây nóng cho
Tuổi trẻ, cứ lâu lâu lại tận mắt chứng kiến vài chuyện. Riết đọc báo toàn những tin tai nạn mình cũng lờn bớt rồi, ngán thì có ngán nhưng chẳng còn để tâm lắm nữa.
Nhưng vụ chìm tàu du lịch vừa rồi ở sông Hàn lại làm tôi suy
nghĩ. Cách đây một năm mấy ngày, thằng Tèo muốn ra Đà Nẵng xả hơi trước khi tập trung năm nay
thi đại học. Anh em tôi đi đúng con
tàu ấy, cũng chẳng thèm mặc áo phao,
cũng vô tư ngồi uống bia trên thuyền, chả khác gì các hành khách xấu số.
Hình chụp trên con tàu hồi đó, mì tôm và bia được phục vụ, dịch vụ còn có sẵn Kara, chỉ mỗi áo phao là thiếu |
Thế mới nói, chẳng biết rồi lúc nào mình sẽ “đến hạn”. Tôi còn nhớ lúc sắp chết đuối, tôi nghĩ về mẹ, nghĩ về một bạn nữ, nghĩ về những người xung quanh, nghĩ về những điều mình chưa làm. Nghĩ lại thì đúng Tết năm đó tôi sống với mọi người hết lòng hơn một chút, cố gắng trong công việc hơn một chút, bởi lúc đó tôi hiểu được giá trị của 4 chữ “vì tôi còn sống”.
Còn giờ, đôi lúc cuộc sống êm đềm quá, tôi quên mất đi chuyện xưa, để rồi tôi làm mọi thứ hời hợt quá, nuôi dưỡng những tình cảm vội vàng quá. Rốt cuộc, tôi làm khổ mình, làm khổ những người tôi yêu quý. Có đôi lúc, tôi chỉ muốn quăng mình lại xuống cái hồ năm nào, để lấy lại nhiệt huyết cũ, để nhớ ra chính xác mình đã nghĩ những gì.
Nhưng thôi, tôi cũng nhớ được hườm hườm rồi, giờ viết ra mấy dòng để năm sau có lại rơi vào cái mớ bòng bong
kiểu này thì cũng có cái mà nhắc nhở, chứ quăng người xuống hồ nữa thì cho tiền tôi cũng đéo dám.
Mà thoáng cái cũng hơn ngàn chữ mẹ rồi, cứ thế này thiên hạ nó lại chửi dài cho
xem.
Sài Gòn 6/6/2016