Có một ai đó đã từng hỏi cô trưởng ban truyền thông No Impact Week họ Park như thế này: “Tụi mày chơi với nhau là bạn học hay bạn chơi?”.
Nghe câu đó, cô kiều nữ xứ Hàn liền nhẹ nhàng trả lời: “Tụi tao xem nhau là tuổi trẻ”.
Nghe câu đó, cô kiều nữ xứ Hàn liền nhẹ nhàng trả lời: “Tụi tao xem nhau là tuổi trẻ”.
Câu chuyện đó đã khiến cho thằng Duy Bá, vốn đang nhồm nhoàm ăn bánh canh cua, phải rùng mình dù tiết trời Sài Gòn tháng 10 nóng như đổ lửa trong quán bánh canh hẻm 18 gần trường.
Tôi có nhóm bạn Đại học của mình vào giữa năm nhất. Hồi ấy nhóm chưa có tên và chỉ gồm 5 đứa: Thiện, Duy Bá, linh Trần, Rô và tôi. Thực sự có nhiều lúc tôi tự hỏi mình bọn tôi mỗi đứa một tính cách chơi với nhau như thế nào. Những kỉ niệm thời năm nhất của tôi luôn có gì đó không rõ rệt. Nhưng với tôi, những lần cười nói giòn vang giờ tan trường, những phút cả đám ngồi thẫn thờ quanh quanh hồ Con Rùa hay Cà phê bệt và những chuyến xe bus cùng nhau, gắng tìm kiếm một điều gì đó để tỉ tê tâm sự là minh chứng không thể chối cãi cho một tình bạn mới đang nảy nở của mình.
Mùa quân sự là những gì tôi nhớ nhất về những người bạn. Ngày ấy gặp nhau nhiều nên đâm ra cũng thân thiết hơn. Hồi ấy, vào những giờ tan lớp, chúng tôi cùng nhau đi tìm đồ ăn, lang thang ngắm nghía khu quân sự. Có lần duy nhất đủ cả 5 đứa, chúng tôi cùng nhau bàn chuyện đi chơi xa rồi cả đám kéo nhau ra giữa sân chụp ảnh. Bộ ảnh hôm đó là bộ ảnh đầu tiên Thiện chụp cho cả nhóm. Thằng Thiện hay cho chúng tôi những bộ hình đẹp. Ai đó đã từng nói: chụp ảnh là đặt cả tâm hồn mình vào đó, vậy nên ta dễ chụp đẹp những thứ mà ta yêu quý. Có lẽ với thằng này thì câu nói trên là đúng.
Ngày cuối cùng của kì học quân sự, Rô tạt qua chào chúng tôi vài câu rồi chạy đi. Còn lại 4 đứa lục tục kéo nhau ra đứng trước hồ đá. Hôm đó chúng tôi bắn nổ cây pháo còn sót lại hôm dân vũ và bày trò nói ra những tâm tư của mình. (Sau này nhớ lại thì tôi thấy cảnh ấy có gì nhái nhái You are the apple of my eyes). Thiện đề ba nói rằng rất vui vì có tụi tôi, rằng nó không phải loại dễ thân nên quen được nhóm này là một điều may mắn, chúc mấy đứa sẽ thành công và cải thiện tình hình học tập trong năm 2. Con Linh ậm ừ mãi, nói gì đó không rõ ràng rồi lại blah blah tao không biết nữa cảm ơn tụi mày. Thằng Bá hôm ấy trầm ngâm, nói rằng nó cảm thấy thật vui vì có những người bạn như vậy, rằng đây không phải nhóm duy nhất nó chơi (con chó) nhưng nó rất quý bọn tôi, câu cuối của nó nguyên văn là: “tao sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhóm này”. Hôm ấy mặt nó nhìn rất đần.
Còn tôi, tôi chẳng nhớ rõ mình đã nói cái gì, chỉ nhớ là tôi đã nghĩ rất nhiều, nghĩ từ lúc thằng Thiện cất giọng: “thôi để tao bắt đầu cho”, thậm chí ngay từ khi tiếng pháo nổ lên đùng đoàng. Tôi nghĩ về những gì tôi trải qua, về những tình bạn giờ mới rõ hình thù, về những câu chuyện bên ghế đá khu quân sự, về buổi tối cùng nhau tựa đầu vào lan can ngắm mưa bay,… Hôm đó nhiều thứ cứ nghèn nghẹn, và tôi giống con Linh, lòng vòng mãi mới nói được câu cảm ơn không tròn trịa. Mùa quân sự chính là lúc tôi bắt đầu trưởng thành.
Năm 2 Đại học, lớp Báo chí K12 có một sự kiện đình đám, đó chính là việc tự nhiên đâu ra tòi thêm một lớp Chất lượng cao. Thế là bè lũ không chịu được nóng liền đăng kí ngay lớp máy lạnh gần nhà với học phí hai mươi lăm triệu một năm. Còn lại mấy đứa kẹt sỉ không chịu bỏ tiền lắp máy lạnh như chúng tôi đành cắm mặt lại với lớp học dưới Thủ Đức, gọi tên là Chính quy tập trung (hay còn có tên khác là chất lượng Thủ Đức hay tắt nữa là Thủ Đức). Những ngày tháng ấy quả thực rất nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có mấy đứa ngày trước chả chơi với chúng tôi giờ tự dưng bơ vơ lại bắt đầu lân la qua nói chuyện. Thế là nhóm tôi có thêm con Didoong và Nguyên Phương (sau này chúng tôi gọi thị là Park Shin Hye vì một chuyện buồn cười khác). Nói chung, tôi nhớ nhất lúc 2 con kia xáp vào nhóm thằng Thiện có nói với tôi: “Tao chả thích con Phương và con Hoàng Anh chút nào”, tôi đáp khẳng khái: “Ừ”.
Năm 2 Đại học, cô Thủy dạy môn Nghiên cứu khoa học khỉ gió gì đấy bắt chúng tôi làm việc nhóm phải có tên. Có đứa nào đó loáng thoáng đề xuất tên Hàn Lâm nghe cho bựa, trễ deadline quá rồi nên chúng tôi bốc đại. Thế là từ đó nhóm Hàn Lâm ra đời.
Và chả biết từ lúc nào, cái tên Hàn Lâm cứ gọi đi gọi lại và trở thành một phần trong tuổi thanh xuân của mỗi đứa bọn tôi. Năm 2 Đại học, tôi thực sự có một nhóm bạn, thực sự lải nhải về những thứ mông lung của sự nghiệp và tuổi trẻ, thực sự nói nhiều về “chuyện mấy đứa nó và mình”.
Những ngày năm 3, chúng tôi bước vào một guồng quay mới. Công việc, học hành, tình yêu và nỗi đau đáu muốn tìm kiếm những cơ hội khiến hầu như đứa nào cũng bận rộn. Vậy nên tôi thực sự quý những giờ phút tan trường, khi mà chúng tôi ngồi thài bai thài bể ở sảnh D, cười giòn giã, nói những thứ chẳng đâu vào đâu, lân la tìm đồ ăn và kể chuyện rất trẻ. Hay khi chúng tôi sải bước dưới những tán cây xanh ngắt của đường Tôn Đức Thắng, chảy nhân sáo và hát lí la, chửi nhau loạn xạ vì tính tiền nhặng xị, và bàn về bộ phim của tuổi 20 chúng mình. Đó là những kỉ niệm đẹp mà người ta không dễ tìm ra ở trên ghế giảng đường.
Mặc dù vậy, cuộc sống không màu hồng và chúng tôi cũng chẳng phải là bộ 9 siêu nhân trong truyện cổ tích. Năm 3, tôi nhận ra rằng không phải lúc nào một nhóm bạn cũng là biểu tượng của sự vui vẻ. Có những lúc chúng tôi giận dỗi và mệt mỏi, có những lúc không khí chán nản bao trùm lên cả nhóm, đó là khi chúng tôi (hay ít ra là tôi) lững thững cố nặn ra một nụ cười, rồi im lặng, một mình phóng xe giữa đường phố Sài Gòn, cảm thấy cô độc, tự trách mình trẻ con và ngốc nghếch. Rồi cũng có những khi một đứa nào đó đột nhiên biến mất, và mấy đứa còn lại cảm thấy lo sợ trong cảm giác “Mình chẳng thể hiểu nổi bạn mình”.
Nhưng rồi những chuyện đó với tôi lâu dần cũng chẳng còn phải quá dày vò suy nghĩ nữa. Thế kỉ 21, con người không cần phải tựa vào nhau mà sống. Năm 3 Đại học, bạn thân không có nghĩa là ở bên nhau trọn đời. Ở một thế giới phẳng và quá nhanh như thế này, tình bạn chỉ đơn giản là sự hiểu và thông cảm, bạn bè là có thể ở bên nhau khi cần.
Tôi vẫn còn nhớ giọt nước mắt của những cô bạn lăn dài trên vạt áo mình, có đôi lúc thấm đẫm cả một bên vai vào những tối Sài Gòn rộng lắm. Tôi nhớ những lúc bá vai bá cổ những thằng bạn cười đùa hay xỉa xói nhau trên bàn nhậu. Tôi nhớ những trò lố luẩn quẩn khắp sảnh D trường nhân văn. Tôi nhớ những lúc cười buồn chúng tôi nói về những thứ xa xôi như tương lai và sự nghiệp. Tôi nhớ cả bóng lưng lững thững bỏ đi lúc cãi nhau. Đó là Hàn Lâm những ngày tôi còn 19,…
Ở tuổi 20 này, tôi xin dành một lời cảm ơn cho Hàn Lâm hội vì một tuổi trẻ đau đáu những giấc mơ bay, không rõ ràng và đầy sự nổi loạn. Hàn Lâm sẽ vẫn là nhóm bạn đáng quý của tôi, dù mọi chuyện chẳng phải lúc nào cũng như ta nghĩ, điển hình như việc bộ phim cho tuổi 20 có thể chẳng hoàn thành.
Tôi có nhóm bạn Đại học của mình vào giữa năm nhất. Hồi ấy nhóm chưa có tên và chỉ gồm 5 đứa: Thiện, Duy Bá, linh Trần, Rô và tôi. Thực sự có nhiều lúc tôi tự hỏi mình bọn tôi mỗi đứa một tính cách chơi với nhau như thế nào. Những kỉ niệm thời năm nhất của tôi luôn có gì đó không rõ rệt. Nhưng với tôi, những lần cười nói giòn vang giờ tan trường, những phút cả đám ngồi thẫn thờ quanh quanh hồ Con Rùa hay Cà phê bệt và những chuyến xe bus cùng nhau, gắng tìm kiếm một điều gì đó để tỉ tê tâm sự là minh chứng không thể chối cãi cho một tình bạn mới đang nảy nở của mình.
Mùa quân sự là những gì tôi nhớ nhất về những người bạn. Ngày ấy gặp nhau nhiều nên đâm ra cũng thân thiết hơn. Hồi ấy, vào những giờ tan lớp, chúng tôi cùng nhau đi tìm đồ ăn, lang thang ngắm nghía khu quân sự. Có lần duy nhất đủ cả 5 đứa, chúng tôi cùng nhau bàn chuyện đi chơi xa rồi cả đám kéo nhau ra giữa sân chụp ảnh. Bộ ảnh hôm đó là bộ ảnh đầu tiên Thiện chụp cho cả nhóm. Thằng Thiện hay cho chúng tôi những bộ hình đẹp. Ai đó đã từng nói: chụp ảnh là đặt cả tâm hồn mình vào đó, vậy nên ta dễ chụp đẹp những thứ mà ta yêu quý. Có lẽ với thằng này thì câu nói trên là đúng.
Ngày cuối cùng của kì học quân sự, Rô tạt qua chào chúng tôi vài câu rồi chạy đi. Còn lại 4 đứa lục tục kéo nhau ra đứng trước hồ đá. Hôm đó chúng tôi bắn nổ cây pháo còn sót lại hôm dân vũ và bày trò nói ra những tâm tư của mình. (Sau này nhớ lại thì tôi thấy cảnh ấy có gì nhái nhái You are the apple of my eyes). Thiện đề ba nói rằng rất vui vì có tụi tôi, rằng nó không phải loại dễ thân nên quen được nhóm này là một điều may mắn, chúc mấy đứa sẽ thành công và cải thiện tình hình học tập trong năm 2. Con Linh ậm ừ mãi, nói gì đó không rõ ràng rồi lại blah blah tao không biết nữa cảm ơn tụi mày. Thằng Bá hôm ấy trầm ngâm, nói rằng nó cảm thấy thật vui vì có những người bạn như vậy, rằng đây không phải nhóm duy nhất nó chơi (con chó) nhưng nó rất quý bọn tôi, câu cuối của nó nguyên văn là: “tao sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhóm này”. Hôm ấy mặt nó nhìn rất đần.
Còn tôi, tôi chẳng nhớ rõ mình đã nói cái gì, chỉ nhớ là tôi đã nghĩ rất nhiều, nghĩ từ lúc thằng Thiện cất giọng: “thôi để tao bắt đầu cho”, thậm chí ngay từ khi tiếng pháo nổ lên đùng đoàng. Tôi nghĩ về những gì tôi trải qua, về những tình bạn giờ mới rõ hình thù, về những câu chuyện bên ghế đá khu quân sự, về buổi tối cùng nhau tựa đầu vào lan can ngắm mưa bay,… Hôm đó nhiều thứ cứ nghèn nghẹn, và tôi giống con Linh, lòng vòng mãi mới nói được câu cảm ơn không tròn trịa. Mùa quân sự chính là lúc tôi bắt đầu trưởng thành.
Năm 2 Đại học, lớp Báo chí K12 có một sự kiện đình đám, đó chính là việc tự nhiên đâu ra tòi thêm một lớp Chất lượng cao. Thế là bè lũ không chịu được nóng liền đăng kí ngay lớp máy lạnh gần nhà với học phí hai mươi lăm triệu một năm. Còn lại mấy đứa kẹt sỉ không chịu bỏ tiền lắp máy lạnh như chúng tôi đành cắm mặt lại với lớp học dưới Thủ Đức, gọi tên là Chính quy tập trung (hay còn có tên khác là chất lượng Thủ Đức hay tắt nữa là Thủ Đức). Những ngày tháng ấy quả thực rất nhiều chuyện dở khóc dở cười. Có mấy đứa ngày trước chả chơi với chúng tôi giờ tự dưng bơ vơ lại bắt đầu lân la qua nói chuyện. Thế là nhóm tôi có thêm con Didoong và Nguyên Phương (sau này chúng tôi gọi thị là Park Shin Hye vì một chuyện buồn cười khác). Nói chung, tôi nhớ nhất lúc 2 con kia xáp vào nhóm thằng Thiện có nói với tôi: “Tao chả thích con Phương và con Hoàng Anh chút nào”, tôi đáp khẳng khái: “Ừ”.
Năm 2 Đại học, cô Thủy dạy môn Nghiên cứu khoa học khỉ gió gì đấy bắt chúng tôi làm việc nhóm phải có tên. Có đứa nào đó loáng thoáng đề xuất tên Hàn Lâm nghe cho bựa, trễ deadline quá rồi nên chúng tôi bốc đại. Thế là từ đó nhóm Hàn Lâm ra đời.
Và chả biết từ lúc nào, cái tên Hàn Lâm cứ gọi đi gọi lại và trở thành một phần trong tuổi thanh xuân của mỗi đứa bọn tôi. Năm 2 Đại học, tôi thực sự có một nhóm bạn, thực sự lải nhải về những thứ mông lung của sự nghiệp và tuổi trẻ, thực sự nói nhiều về “chuyện mấy đứa nó và mình”.
Những ngày năm 3, chúng tôi bước vào một guồng quay mới. Công việc, học hành, tình yêu và nỗi đau đáu muốn tìm kiếm những cơ hội khiến hầu như đứa nào cũng bận rộn. Vậy nên tôi thực sự quý những giờ phút tan trường, khi mà chúng tôi ngồi thài bai thài bể ở sảnh D, cười giòn giã, nói những thứ chẳng đâu vào đâu, lân la tìm đồ ăn và kể chuyện rất trẻ. Hay khi chúng tôi sải bước dưới những tán cây xanh ngắt của đường Tôn Đức Thắng, chảy nhân sáo và hát lí la, chửi nhau loạn xạ vì tính tiền nhặng xị, và bàn về bộ phim của tuổi 20 chúng mình. Đó là những kỉ niệm đẹp mà người ta không dễ tìm ra ở trên ghế giảng đường.
Mặc dù vậy, cuộc sống không màu hồng và chúng tôi cũng chẳng phải là bộ 9 siêu nhân trong truyện cổ tích. Năm 3, tôi nhận ra rằng không phải lúc nào một nhóm bạn cũng là biểu tượng của sự vui vẻ. Có những lúc chúng tôi giận dỗi và mệt mỏi, có những lúc không khí chán nản bao trùm lên cả nhóm, đó là khi chúng tôi (hay ít ra là tôi) lững thững cố nặn ra một nụ cười, rồi im lặng, một mình phóng xe giữa đường phố Sài Gòn, cảm thấy cô độc, tự trách mình trẻ con và ngốc nghếch. Rồi cũng có những khi một đứa nào đó đột nhiên biến mất, và mấy đứa còn lại cảm thấy lo sợ trong cảm giác “Mình chẳng thể hiểu nổi bạn mình”.
Nhưng rồi những chuyện đó với tôi lâu dần cũng chẳng còn phải quá dày vò suy nghĩ nữa. Thế kỉ 21, con người không cần phải tựa vào nhau mà sống. Năm 3 Đại học, bạn thân không có nghĩa là ở bên nhau trọn đời. Ở một thế giới phẳng và quá nhanh như thế này, tình bạn chỉ đơn giản là sự hiểu và thông cảm, bạn bè là có thể ở bên nhau khi cần.
Tôi vẫn còn nhớ giọt nước mắt của những cô bạn lăn dài trên vạt áo mình, có đôi lúc thấm đẫm cả một bên vai vào những tối Sài Gòn rộng lắm. Tôi nhớ những lúc bá vai bá cổ những thằng bạn cười đùa hay xỉa xói nhau trên bàn nhậu. Tôi nhớ những trò lố luẩn quẩn khắp sảnh D trường nhân văn. Tôi nhớ những lúc cười buồn chúng tôi nói về những thứ xa xôi như tương lai và sự nghiệp. Tôi nhớ cả bóng lưng lững thững bỏ đi lúc cãi nhau. Đó là Hàn Lâm những ngày tôi còn 19,…
Ở tuổi 20 này, tôi xin dành một lời cảm ơn cho Hàn Lâm hội vì một tuổi trẻ đau đáu những giấc mơ bay, không rõ ràng và đầy sự nổi loạn. Hàn Lâm sẽ vẫn là nhóm bạn đáng quý của tôi, dù mọi chuyện chẳng phải lúc nào cũng như ta nghĩ, điển hình như việc bộ phim cho tuổi 20 có thể chẳng hoàn thành.